Gỡ khó trong sản xuất chè vụ đông

Mặn mà...chè vụ đông

Theo ông Hoàng Văn Thành, Trưởng Phòng Nông nghiệp – PTNT huyện Đại Từ cho biết: "Đã từ lâu cây chè được coi là loại cây trồng chủ lực, mũi nhọn trong phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 24 làng nghề, 13 tổ hợp tác và 15 tổ sản xuất, chế biến, kinh doanh chè; tổng diện tích chè hơn 6.000ha, trong đó có 1.000ha sản xuất được chè trong vụ đông. Đặc điểm của chè vụ đông là ít bị sâu bệnh, chất lượng sản phẩm tốt, vị đậm và thơm ngon nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Đặc biệt, trong dịp Tết Nguyên đán nhu cầu tiêu thụ chè rất lớn nên giá bán cũng cao hơn chè chính vụ từ 2-3 lần. Vì thế người dân làm chè trong huyện khá mặn mà với sản xuất chè vụ đông."

Chúng tôi đến thăm gia đình anh Nguyễn Văn Thao, ở Làng nghề chè Gò Miếu, thị trấn Hùng Sơn (Đại Từ) để tìm hiểu cách làm chè vụ đông. Gia đình anh hiện có hơn 1ha chè với nhiều loại giống như LDP1, TRI 777, Bát Tiên, Phúc Vân Tiên và cả chè trung du. Anh Thao cho biết: Trước đây, mỗi năm gia đình tôi được hái 8 lứa, mỗi lứa khoảng 370 kg, tổng cộng cả năm đạt gần 3 tấn chè khô, năm nào giá cao thì bán được 200.000 đồng/kg, thu được gần 600 triệu đồng. Tuy nhiên, vào vụ đông, năng suất, chất lượng chè giảm, thời gian một lứa chè cùng dài hơn.

Năm 2014, tôi đã đầu tư lắp đặt hệ thống tưới nước tự động bằng van xoay trên diện tích khoảng 10 sào để làm chè vụ đông. Từ đó, diện tích chè này cho thu hoạch thêm lứa, năng suất, chất lượng chè cũng tăng lên. Với giá bán 300.000 đồng/kg, mỗi năm gia đình tôi thu thêm từ 100-150 triệu đồng chè vụ đông.

súng tưới chè tự động bán kính lớn

Giá trị kinh tế từ chè vụ đông cao như vậy, tuy nhiên không phải cứ muốn là có thể làm được. Để sản xuất được chè vụ đông, yếu tố quan trọng nhất là phải bảo đảm được nguồn nước tưới. Mùa đông trời ít mưa, vì thế diện tích có thể làm được chè vụ đông là những nơi gần ao, hồ, sông, suối để bơm nước tưới chè, bảo đảm độ ẩm cần thiết. Hiện nay, trên địa bàn huyện Đại Từ mới chỉ có một số vùng làm được chè vụ đông là một số xã vùng ven hồ Núi Cốc, hoặc có hồ, ao, mạch nước ngầm dồi dào từ các khe núi như ở các xã La Bằng, Tiên Hội, Yên Lạc, Ký Phú, thị trấn Hùng Sơn… Để phục vụ bà con sản xuất chè vụ đông, huyện đã triển khai xây dựng 4 công trình hồ tưới chè, bao gồm: Đèo My (xã Minh Tiến); Ao Mật (xã Hoàng Nông); Nước Đục (xã Phú Lạc) và hồ Vai Cái (xã Văn Yên). Về lâu dài, huyện sẽ tiếp tục thực hiện đầu tư xây dựng mới hệ thống công trình cụm hồ tưới chè xã Tiên Hội, Văn Yên, Lục Ba, Đức Lương, Tân Linh. Cụm hồ tưới chè các xã: Bình Thuận, Cát Nê, Na Mao. Đồng thời tăng cường thu hút đầu tư Trung ương, tỉnh và hỗ trợ từ ngân sách huyện để triển khai xây dựng tiếp các hồ thủy lợi vùng đồi và xây dựng các đập nhỏ phục vụ tưới chè và tạo nguồn sinh thủy, cải tạo sinh thái đồi chè, tạo môi trường sinh thái bền vững.

súng tưới cây chè bán kính lớn

Năm nay, do thời tiết nắng nóng kéo dài, ít mưa nên bà con càng gặp khó khăn trong sản xuất chè vụ đông. Thông thường vào thời điểm này, những diện tích sản xuất chè đông vẫn đang cho thu hái và kéo dài đến cuối tháng 11. Tuy nhiên trong năm nay, trừ một số diện tích đã được trang bị hệ thống tưới bằng van xoay, hoặc ở nơi bà con thường xuyên sử dụng máy bơm nước tưới chè, còn lại nhiều diện tích không cho búp, thậm chí một số diện tích đã chết do thiếu nước. Gia đình anh Nông Văn Minh, ở xóm Vân Long, thị trấn Hùng Sơn là một trong những hộ có nhiều diện tích chè bị chết do thiếu nước. Gia đình anh có gần 1ha chè, trong đó trên 10 sào là các giống chè cành, hầu hết các diện tích đều đang cho thu hái, chỉ có hơn 1 sào là chè mới trồng. Tuy chưa đầu tư được hệ thống tưới tự động, nhưng những năm trước, ở những nơi thấp, độ ẩm cao gia đình vẫn có thể làm thêm được chè đông với diện tích khoảng 3 sào. Nhưng năm nay, do nhiều ngày không có mưa, nên hầu hết các diện tích chè của gia đình anh đều khô hạn, có 4 sào đã chết là những diện tích trên đồi cao và chè mới trồng.

súng tưới cây chè bán kính lớn

Với tình hình thời tiết ít mưa như hiện nay, có thể nhiều diện tích chè sẽ bị hỏng và chè vụ đông năm nay đứng trước nguy cơ thất bát. Trước tình hình này, huyện Đại Từ khuyến cáo bà con tích cực thực hiện các biện pháp chống hạn cho chè như: Đào ao, ngăn đập, xây bể, mua sắm máy bơm nước, tích cực chăm sóc, bón phân, làm cỏ và ủ gốc cho chè bằng các loại cây phân xanh, lá cây tươi để giữ ẩm… Ngoài ra, để tiếp tục mở rộng diện tích thâm canh chè vụ đông, huyện thực hiện chính sách hỗ trợ khoảng 15 triệu đồng/sào đối với những diện tích áp dụng quy trình thâm canh chè đông, hoặc xây dựng hệ thống tưới đơn giản, xây bể chứa nước, giếng khoan. Đối với những diện tích xây dựng hệ thống tưới tiết kiệm nước theo công nghệ mới được hỗ trợ khoảng 30 triệu đồng/ha.

Theo  Vfress.

Mục: Tin Nông Nghiệp | Added by: Admin (26-11-2016)
Lượt xem: 2044 | Tags: san xuat che, bec tuoi cay, day nho giot, sung tuoi cay, tuoi nho giot, tuoi tu dong | Đánh giá: 0.0/0

Bài viết liên quan Tin Tức: Tin Nông Nghiệp

Hỗ trợ

     

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

1
Bạn cần hỗ trợ?